Thi công len nhôm chân tường – sản phẩm với chất liệu hợp kim nhôm mạ anode cao cấp – không bị mối mọt, cong vênh như len truyền thống bằng gỗ, nhựa. Nẹp nhôm chân tường dùng để thay thế phương pháp tạo len chân tường truyền thống giúp che các khuyết điểm, bảo vệ góc cạnh tránh sứt mẻ, bám bụi tại khu vực chân tường.
Nẹp nhôm chân tường (hay còn gọi là len chân tường nhôm, len nhôm chân tường) là loại nẹp được làm từ chất liệu nhôm. Sử dụng để tạo len chân tường thay thế các loại nẹp len chân tường truyền thống bằng gỗ, nhựa.
Mục lục bài viết:
Tác dụng len nhôm chân tường
Nẹp chân tường nhôm có những tác dụng sau:
- Che đi những khuyết điểm khe hở chân tường
- Chống bám bụi bẩn tại khu vực chân tường
- Bảo vệ các góc cạnh khỏi sứt mẻ, biến dạng
- Trang trí, tạo điểm nhấn cho chân tường.
Ưu điểm len nhôm chân tường
- Nẹp được làm từ chất liệu nhôm có độ bền cao, chịu lực tốt, bền màu
- Không bị cong vênh, mục nát, mối mọt, phai màu… như các loại nẹp bằng nhựa, gỗ truyền thống
- Chất liệu nhôm có thể dùng ở cả nội – ngoại thất
- Dễ dàng lắp đặt, thi công bằng keo chuyên dụng.
Cách lựa chọn len nhôm chân tường
Theo kích cỡ của nẹp: Nẹp có các kích cỡ: 6cm, 7cm, 8cm phù hợp với nhiều yêu cầu về kích cỡ sử dụng khác nhau.
Theo ý tưởng thiết kế nội thất: Tùy vào ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư mà lựa chọn loại len chân tường phù hợp. Ví dụ: với những ý tưởng thiết kế hiện đại thì có thể chọn nẹp có dạng vuông.
Ứng dụng len nhôm chân tường
Trang trí các vị trí chân tường sàn trong căn hộ, sàn hành lang.
Các khu vực chân tường sảnh, khu vực văn phòng.
Trong các công trình công cộng: trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học,…
Hình ảnh thi công len nhôm chân tường
Dòng sản phẩm nẹp len chân tường, phào nẹp chân tường được dùng để nẹp chân tường thay thế cho các loại nẹp gỗ, nẹp nhựa, len chân tường nhựa chống công vênh, chống ẩm ướt và tạo điểm nhấn trong thiết kế và thi công nội thất với màu sắc và kích thước đa dạng.
Có 2 cách thi công nẹp nhôm chân tường:
Cách 1: Dán trực tiếp vào tường
Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt tường trước khi dán nẹp.
Bước 2: Đo kích thước tường sau đó cắt nẹp với kích thước phù hợp
Bước 3: Dùng keo chuyên dụng vào mặt sau của nẹp rồi dán vào tường. Dùng tay ép chặt và căn chỉnh nẹp cho đúng vị trí.
Bước 4: Bóc lớp vỏ bảo vệ nẹp và vệ sinh khu vực vừa gắn nẹp bằng giẻ mềm.
Cách 2: Thi công dùng đế nhựa
Bước 1: Định vị thanh nẹp. Đánh dấu vị trí bắt vít của đế kẹp.
Bước 2: Bắt phần đế kẹp/đế nhựa vào tường bằng vít.
Bước 3: Lắp thanh nẹp vào phần đế đã được cố định, sử dụng thanh bo góc tròn để hoàn thiện góc chân tường.
Bước 4: Bóc lớp nilon bảo vệ nẹp và dùng giẻ mềm vệ sinh khu vực vừa gắn nẹp.